
Khô Mực
Mực khô hay còn gọi là khô mực là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu là những con mực bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng. Sau khi đánh bắt những con mực còn tươi rói, người ta sẽ xẻ và làm sạch con mực, chỉ để lại phần thân và phần đầu rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi con mực trở nên khô và cứng.
Buổi tối dạo quanh một số công viên trong địa bàn thành phố, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là có rất nhiều điểm bán hàng rong từ nước giải khát đến các đồ ăn nhẹ… Tuy nhiên, địa điểm nổi bật và chú ý nhất là điểm bán Mực khô nướng bởi mùi thơm quyến rũ mê hoặc đến lạ thường. Những con mực khô được biến hóa trên tay các “đầu bếp nghiệp dư” khi đến tay du khách thành những món ăn hấp dẫn khiến khách hàng khó tính còn phải chú ý đến nó. Chỉ với một dĩa mực, vài cái ghế nhỏ là du khách có thể cà kê hết buổi tối sau một ngày lao động mệt mỏi.
Thành phần dinh dưỡng trong mực khô :100g ăn được của mực khô: 291 calo, 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột, 0g chất xơ. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm, mangan, selen… và cả hormon nam testosterone

Khô Mực
Một con khô mực đảm bảo chất lượng, thơm ngon khi đáp ứng một số yêu cầu sau
- Về màu mực: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn.
- Về bề ngoài,: Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng mình dày, mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn. Thân thẳng, mình dày là một trong những đặc điểm rất dễ nhận biết mực khô ngon.
- Về mùi vị, mùi không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là đặc điểm về mực khô rất quan trọng và dễ nhận biết. Về phần đầu, đầu mực khô, mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.
Đối với loại thượng hạng thì mực phải nguyên con mình chắc, bóng sạch, thịt dày, màu hồng sáng, to vừa phải, sờ còn hơi ẩm, đượm mùi mặn, tanh. Mực một nắng ngon, ngọt, chọn con vừa phải, mình dày có lớp cám, màu hồng tươi.
Khi mua mực về, nếu không ăn ngay thì phải bảo quản nếu không mực sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng và mốc, không ăn được. Việc bảo quản bằng những phương pháp đơn giản sau:
- Dùng báo bọc kín mực khô, cho vào túi li lon đóng kín và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18 độ C.
- Nên sử dụng mực khô trong vòng 4 tháng khi mua về. Khoảng 3 hoặc 4 tuần bạn nên lấy chúng ra phơi nắng trong 10-15 phút.
- Không để chung mực khô với các sản phẩm tươi.
- Nướng mực bằng cồn 90 độ là ngon nhất. Nướng lửa than không để lửa to vì sẽ chín ngoài, sống trong.
Món phổ biến nhất với mực khô đó là mực nướng, mực khô nướng vừa thơm, vừa ngon, lại luôn được dùng để tiếp khách, ngoài ra còn có món mực khô xào dứa, Khô mực chiên bơ, món cháo mực ở Sài Gòn. Người Bắc hay làm món mực rối, với các nguyên liệu như trứng, giò lụa, tôm khô, thịt gà, nước dùng gà, xu hào, cà rốt, su su.
Mực khô đã góp phần làm nên sức quyến rũ cho miền biển . Du khách chọn biển đảo làm nơi nghỉ mát, du lịch trong những ngày hè oi ả không chỉ nhờ vẻ đẹp của biển mà còn chính bởi sự gọi mời của thứ đặc sản đặc biệt mà không nơi nào có được ấy.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn mua hàng. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Khô Mực
Xem Thêm: Rượu Hải Mã