Tháp Nhạn Phú Yên – Dấu tích còn lại của người Chăm
Ngọn tháp cổ xưa của người Chàm (Chăm) trên đỉnh núi Nhạn thuộc vùng đất Tuy Hòa – Phú Yên. Tháp Nhạn được coi là nơi linh thiêng và mang màu sắc tâm tinh tín ngưỡng của người Chàm xưa. Hãy cùng Puolo Trip tham gia Tour Điệp Sơn – Phú Yên để khám phá công trình kiến trúc mang đậm dấu tích người Chàm xót lại tại nơi đây.
Tháp Nhạn Phú Yên
Tháp Nhạn một địa danh gắn liền với nhiều truyền thuyết về tên gọi này.
Đầu tiên, Tháp tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn nên người dân nơi đây gọi là tháp Nhạn. Nhạn ở đây có nghĩa là chim Nhạn. Do địa hình của núi mang dấp dáng con chim nhạn đang xòe đôi cánh vỗ khi nhìn từ xa. Phần đầu chim Nhạn chính là chỗ giao giữa quốc lộ 1A với sông Chùa. Phần cổ thon nhỏ lại rồi phình ra ngay tại đường Tản Đà.
Giả thuyết thứ 2 về Núi Nhạn: Theo người dân nơi đây thì ngọn núi này trước kia là nơi sinh sống của loài chim Nhạn.
Cũng có giã thuyết khác cho rằng: Ngày xưa, vùng đất Tuy Hòa này là cù lao nhỏ. Tập trung nhiều loài thủy quái sinh sống, chúng thường xuyên phá rối dân làng. Vì xót thương cho cảnh dân chúng lầm than, cơ cực nơi hạ giới ngày bèn gửi thiên thần khổng lồ xuống trần bảo vệ người dân. Bằng việc gánh hết những mãnh đất để bồi lấp các vùng trũng thuộc cù lao Tuy Hòa. Thần còn xua đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi. Từ đó, nơi đây trở thành một vùng đất đai trù phú, 1 đồng bằng rộng lớn… Tháp Nhạn Phú Yên
Tuy nhiên, trong khi quá trình gánh đá lấp biển khơi, vì mong muốn về lại Tiên giới, thần là gánh đá nặng lên gấp 4 đến 5 lần. Trong quá trình gánh, một lần nọ chiếc gánh bị gãy ra làm đôi rơi xuống hạ giới. Một phần gánh hình thành nên núi Chóp Chài, phần còn lại tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn. vì làm việc quá sức, Thần mệ mỏi và bỏ về Trời. Từ ấy, vùng đồng bằng Tuy Hòa, có 2 ngọn núi sừng sững như ngày nay. Tháp Nhạn Phú Yên
Đôi điều về Tháp Nhạn…
Tháp Nhạn thu hút khách du lịch không chỉ ở địa thế tháp đang tọa lạc. Mà còn hút hồn khách với lối kiến trúc Chămpa cổ xưa đầy huyền hoặc về nơi đây.
Tháp Nhạn, tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn sừng sững có độ cao 60m so với biển. Nằm cạnh sông Đà Rằng quyến rũ, thơ mộng quanh co dưới chân núi Nhạn. Tháp được xây dựng vào những thập niên cuối thế kỷ XI đầu thế kỉ XII. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo và đặc sắc của Vương triều ChămPa thời bấy giờ. Là nơi phụng thờ thần linh của người Chăm và bây giờ người Việt vẫn còn duy trì.
Thấp thoáng sau những tầng cây, ngôi tháp ẩn hiện ra một công trình đồ sộ, cổ kính. Với diện tích gần 1.000 mét vuông. Chung quanh là những bức tường bao bọc chắc chắn, dưới nền được phủ lắp bời những mảng gạch ngói đầy cổ kính. Với lối kiến trúc 3 phần: bệ tháp, chân tháp và mái tháp (trần tục, tâm linh và thần linh), với tổng chiều cao gần 26m.
Về đỉnh tháp có 4 mặt tỏa ra 4 hướng đất trời Phú Yên. Trên phần đỉnh tháp này, mạng đậm dấu tích của tính ngưỡng Phồn Thực. Một loại hình tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chămpa cổ.
Đến với Tháp Nhạn quý khách sẽ hiểu hơn về quy trình xây tháp của người Chămpa xưa. Xây theo dạng các viên gạch hình khối với các diện tích khác nhau, mà không cần dùng các lạo mạch hồ kết dính nào, nhung lại vô cùng vừa khít với nhau.
Điều đặc biệt hơn nữa là bên trong lòng tháp không có tượng thờ, cũng không có bệ thờ. Chỉ duy nhất có các họa tiết hình rồng được chạm khắc cách điệu biến thể bằng đá hoa cương. Đặt ở 4 góc bên ngoài của tháp.
Bên ngoài Tháp Nhạn có rất nhiều loại cây sinh sống và mọc từ chân núi lên đỉnh núi. Nổi bật trong các loài đó là Mai rừng. Nở vàng rực vào mùa Xuân và hoa sim khi đến mùa là tím cả vùng Phú Yên.
Từ trên Tháp Nhạn Quý khách có thể phóng tầm mắt nhìn về trung tâm Phú Yên nhộn nhịp hay 1 sông Đà Rằng cổ kính, khép mình quanh chân núi Nhạn. Cũng có thể ngoạn cảnh đèo Cả chập chờn ẩn hiện trong làn sương khói… thật thi vị biết bao.
Hãy cùng chúng tôi, đến với hành trình khám phá Điệp Sơn – Phú Yên để hiểu rõ hơn về địa điểm đầy tính tâm linh, văn hóa tín ngưỡng của người Chăm trong dòng chảy văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam.