Các Tour Du Lịch Miền Tây Phổ Biến:
- Tour Sài Gòn Cần Thơ Cà Mau
- Tour Miền Tây Cần Thơ Châu Đốc
- Tour Miền Tây Cần Thơ 2N1Đ
- Tour Cù Lao An Bình
Xem thêm »
Mục lục
Tổng quan về du lịch Tour Miền Tây
Miền Tây là tên gọi ngắn gọn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Mê Kông hay miền Tây Nam Bộ. Khu vực này gồm 1 thành phố trực thuộc Trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh, bao gồm: An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre.
Hãy cùng Du lịch Puolo Trip, đơn vị dẫn đầu các tuyến tour biển đảo và tour khách đoàn, tour ghép khách lẻ hàng tuần tuyến Miền Tây.
Các Điểm Tham Quan Nổi Bật Của Miền Tây
- KDL Tứ Linh Long – Lân – Quy – Phụng: Cồn Long, cồn Lân, cồn Quy, cồn Phụng là 4 con cồn cùng có vị trí nằm giữa con sông Tiền. Nhưng cồn Long, cồn Lân thì thuộc địa phận thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cồn Quy, cồn Phụng thì thuộc xã Tân Thạch, huyện châu Thành, tỉnh Bến Tre. Địa phận này, cách nhau bởi cây cầu Rạch Miễu hùng vĩ nối liền 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre. Có 2 cách để khám phá hết cồn Long Lân Quy Phụng chỉ trong một ngày. Bạn có thể đăng ký tham quan theo tour, hoặc tự túc tùy theo nhu cầu của mình.
- Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang: Chùa được dựng nên bởi ông Bùi Công Đạt – một vị quan dưới triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 dưới sự trụ trì của Hòa thượng Huệ Đăng và cho đến năm 1984 thì nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc với 4 gian lần lượt nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Lý giải về tên ngôi chùa này thì thưở mới lập chùa, đây là cái tên được Hòa thượng Thích Huệ Đăng đặt cho với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Vĩnh Tràng thực chất là Vĩnh Trường nhưng là cách gọi quen thuộc của người dân nơi đây.
- Tham quan Lò kẹo dừa Bến Tre: Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.
- Bến Ninh Kiều: Tên gọi khác Công viên Ninh Kiều nằm bên bờ sông Hậu và sông Cần Thơ, dọc theo đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bến Ninh Kiều có cầu đi bộ Ninh Kiều, công viên cây xanh, Tượng đài Bác Hồ, bến tàu du lịch – nơi xuất phát đi Chợ nổi Cái Răng; Chợ cổ Cần Thơ, nhà hàng Sao Hôm – nơi du khách có thể vừa uống cà phê, thưởng thức các món ăn u, Á vừa ngắm sông nước và đón làn gió mát từ sông Hậu thổi vào. Ngoài ra, Chùa Ông, Chợ Đêm Ninh Kiều cũng là những địa điểm ở cạnh bên tạo nên một quần thể những điểm đến hấp dẫn của Bến Ninh Kiều.
- Chợ nổi Cái Răng: là loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Và đây cũng là khu chợ tiêu biểu, sầm uất, nổi tiếng nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây. Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ sẽ mang đến những trải nghiệm có 1-0-2 cho bạn như chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của chợ nổi lúc bình minh, ngồi lênh đênh trên thuyền hòa mình vào không khí buôn bán tấp nập sáng sớm và thưởng thức tô bún riêu ngay trên ghe thuyền… vô cùng tuyệt vời.
- Tham quan Lò bánh tráng + hủ tiếu: Làng nghề làm hủ tiếu truyền thống của Cần Thơ mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống rất riêng và đặc biệt của miền Tây Đô. Ghé thăm các lò hủ tiếu Cần Thơ truyền thống, bạn có để tìm hiểu các công đoạn làm ra sợi hủ tiếu nổi tiếng. Ngoài các loại hủ tiếu tươi, hủ tiếu khô Cần Thơ đủ loại, khi ghé thăm các lò hủ tiếu truyền thống nơi đây, bạn có thể lựa chọn ngay tại gian hàng lưu niệm để mua về làm quà cho gia đình, bạn bè.
- Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: Thiền viện nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý – Trần. Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây, một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ. Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được bài trí cân đối với 20 hạng mục công trình như: nhà tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư viện… Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim được nhập từ Nam Phi, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng, tượng Bồ Tát và các vị tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.
- Khu du lịch Mỹ Khánh: Điều đầu tiên phải nhắc tới khi giới thiệu về khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ là các gian nhà cổ Nam Bộ. Các gian nhà đều có tuổi đời trên 100 năm, được xây dựng và thể hiện đúng theo lối kiến trúc nhà của người Nam Bộ xưa. Phía sau khu nhà cổ, khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ còn làng nghề truyền thống lưu giữ những đặc sản vùng đất phương Nam. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các bước làm bánh tráng, hủ tiếu hay quy trình nấu rượu thơm ngon. Đây cũng sẽ là những món quà ý nghĩa để bạn thưởng thức hay mua mang về làm quà tặng những người thân yêu. Vô vàn loại trái cây đặc trưng của miền Tây đều có tại vườn du lịch Mỹ Khánh, với đủ các màu sắc, cây nào cây ấy trĩu quả. Bạn chắc chắn sẽ “hoa mắt” với những hàng xoài, chôm chôm, mít… được trồng dọc lối đi, không chỉ ngắm nhìn thích mắt bạn còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của những loại quả này. Ngoài ra khi đến đây chúng ta còn được thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ. Những làn điệu này là nét nghệ thuật truyền thống xứ Nam Kỳ vào năm 2013, UNESCO đã công nhận đó là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Đền thờ vua Hùng: Cũng giống như các chốn tâm linh thanh tịnh nổi tiếng khác như thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ hay đình Bình Thuỷ, đền thờ Quốc tổ Hùng Vương là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như giỗ Tổ Hùng Vương, lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng trong lịch sử. Linh khí cúng vua Hùng được vận chuyển từ Phú Thọ vào thành phố Cần Thơ, gồm 18 lít nước, 18 kg đất, chân nhang và nhiều vật phẩm thờ của Đền Hùng Phú Thọ như trống đồng, trống da, chiêng… Buổi lễ rước linh khí được tổ chức trang trọng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo tỉnh và người dân, một lòng hướng về lịch sử với sự kính trọng, biết ơn vô cùng.
- Cồn Sơn: một cồn đất nhỏ nằm trên con sông Hậu hiền hòa giữa 2 tỉnh Cần Thơ – Vĩnh Long với chưa tới 100 hộ dân sinh sống sẽ là địa điểm khám phá tuyệt vời cho bạn và gia đình chỉ trong 1 ngày cuối tuần. Cồn Sơn có khí hậu ôn hòa và nắng ấm quanh năm. Mỗi mùa ở Cồn Sơn đều mang một sắc thái và dư vị riêng biệt. Thông thường, mùa du lịch Cồn Sơn sẽ bắt đầu từ tháng 4 – tháng 7 hằng năm. Đến đây du khách sẽ được ü Tham quan làng cá bè: tại đây du khách được tự tay thả mồi cho cá ăn với các loại cá như điêu hồng, thác lác, cá chép…Tham quan vườn cây ăn trái với đủ loại trái như: nhãn, đu đủ, bưởi năm roi, quý khách được thưởng thức trái cây tùy theo mùa….mua quà về cho người thân và bạn bè; Tham quan trải nghiệm khu “Cá Lóc Nhảy” quý khách được chiêm ngưỡng màn biểu diễn độc đáo của các chú cá lóc bay nhảy trên mặt nước một cảnh tượng thật lạ và đẹp mắt và tham quan vườn ổi thưởng thức những trái ổi tươi ngon từ trên cành Trải nghiệm lành bánh dân gian cùng người dân vô cùng thích thú như bánh lá mít, bánh khọt hay bánh xèo, bánh nhúng…thưởng thức món bánh do chính tay mình làm ra.
- Chùa Som Rong: Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất. Chính vì thế, ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Phật nằm Sóc Trăng.
- Nhà công tử Bạc Liêu: Ngôi nhà đặc biệt này được xây dựng vào năm 1919, khi “công tử Bạc Liêu” Trần Huy Trinh tròn 19 tuổi. Nhà công tử Bạc Liêu được thiết kế và xây dựng bởi bàn tay của kỹ sư người Pháp từ các vật liệu chất lượng được chuyển từ nước Pháp xa xôi. Với quy mô đồ sộ của nó, dân cư trong vùng còn gọi căn nhà nổi tiếng này với cái tên “Nhà Lớn”. Được xây dựng bởi kiến trúc sư người Pháp, nhà công tử Bạc Liêu mang đậm phong cách phương Tây sang trọng pha trộn với những nét kiến trúc phương Đông đặc trưng trong hai màu sắc chủ đạo là vàng và trắng.Ngôi nhà khoác lên vẻ đẹp trang trọng, quý tộc cùng rất nhiều đồ đạc quý hiếm, có giá trị được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Điểm nhấn của địa điểm này có thể kể đến bộ bàn ghế được chế tác từ gỗ xà cừ hay hai chiếc giường âm dương được khắc cẩn xà cừ với những chạm trổ vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá, in hằn lối sống xa hoa một thời của công tử Bạc Liêu: đồng hồ cổ, chum trà trang trí hình rồng, bình hoa quý hiếm hay chiếc xe ô tô cổ được mua bằng giỏ tiền mặt,… Tất cả đều là minh chứng của một cuộc sống đủ đầy, xa hoa, vương giả của chủ nhân vang bóng một thời.
- Mẹ Nam Hải – Bạc Liêu: Là nơi với bức tượng Quan Thế m Bồ Tát cao 11m linh thiêng nhất.Nói về mặt kiến trúc thì chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu cũng vẫn được xây dựng dựa trên lối kiến trúc Bắc Tông truyền thống. Tuy nhiên, nét chính mà chùa giữ chính là thờ Mẹ Quan m. Ngoài ra thì các bộ phận khác như chánh điện, phòng khách, nơi lưu trú của các sư đều tương tự như những ngôi chùa khác. Điểm đặc biệt ở đây chính là một núi Quan m to lớn. Tiền xây dựng đến từ thùng quỷ quyên góp của các Phật tử tích góp qua nhiều năm.Lễ hội Quan mẹ Nam Hải được diễn ra dưới chân tượng Mẹ Nam Hải Bạc Liêu tổ chức định kì vào ngày 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đến thăm tượng Quan m Nam Hải, ngoài thành tâm thắp hương cầu may thì du khách còn được cảm nhận sự yên bình do thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây mang lại.
Cha Diệp – Nhà thờ Tắc Sậy: nhà thờ Cha Diệp mang lối kiến trúc nổi bật, thể hiện nét uy nghiêm và vững chãi. Vị trí của tòa nhà cũng rất dễ nhìn vì nằm ngay trên trục lộ giao thông chính khá sầm uất của tỉnh Bạc Liêu. Công trình còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp sở hữu kiến trúc khá độc đáo và lạ mắt, gồm 3 tầng chính. Trong đó tầng trệt là nơi nghỉ ngơi, tầng 2 và tầng 3 là khu vực Thánh đường dành để dâng Thánh lễ. Riêng phần tiền sảnh của tầng 2 rất rộng rãi và thoáng đãng. Tòa nhà được thiết kế như một tòa nhà rộng lớn có ba nóc tuân theo kiến trúc Á Đông. Dù vậy công trình tôn giáo này vẫn giữ được nét đẹp của văn hóa Việt với hình dáng gợi lại các ngôi đền đình ngày xưa ở thôn quê Việt Nam có điểm thêm vài chi tiết cách tân, đổi mới. - Rừng tràm trà sư: Rừng tràm Trà Sư cách Châu Đốc khoảng 30 km, cách khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia chỉ khoảng 10 km, được trồng theo mô hình hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông Hậu. Đến đây, du khách không chỉ bị thu hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp bóng hai bên, mà còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý hiếm bởi nơi đây còn được phát triển để trở thành “ngôi nhà chung” – khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ này. Cảm giác ngồi trên xuồng, nhẹ nhàng lướt qua cảnh thiên nhiên yên ả, “tạm bỏ quên” nhịp sống phố thị sau lưng, hòa vào tiếng chim vô danh vọng ra từ vòm tràm hai bên, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước, chắc chắn rằng du khách sẽ cảm thấy thư thái và như đã lạc trôi vào vùng đất thần tiên nào rồi đấy.
- Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc: Tương truyền rằng trước đây người ta phát hiện tượng Bà trên đỉnh núi Sam. Nhiều người có ý định đưa xuống nhưng hàng mấy chục thanh niên lực lưỡng hợp sức cũng không sao nhấc bức tượng lên được.
Các Điểm Tham Quan Lân Cận Của Miền Tây
- Nhà cổ Bình Thủy: Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ là một trong những công trình kiến trúc cổ độc đáo có tuổi đời gần 150 năm còn giữ nguyên vẹn nét đẹp xưa kia cho đến ngày nay. Nếu muốn tham quan ngôi nhà cổ Bình Thủy thì bạn cần mua vé vào với mức giá là 15.000đ/ người. Tuy nhiên có một điều đặc biệt đó là đây không phải vé do chính quyền địa phương phát hành, mà do chủ nhà cổ họ Dương Bình Thủy là người đưa ra. Vì ngôi nhà cổ này là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Đây có thể xem như tiền xin phép gia chủ vào tham quan ngôi nhà và thời gian tham quan không giới hạn nha mọi người. Nhà cổ Bình Thủy còn gây ấn tượng bởi hai cầu thang hình cung dẫn vào nhà. Nếu chú ý, du khách sẽ thấy hai cây đèn to được đúc bằng đồng từ thời pháp được đặt trước mặt tiền tại hai bên cầu thang. Một điều thú vị nữa là trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót một lớp muối hạt dày chừng 10cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian được người dân Nam Bộ thường xuyên áp dụng trong việc xây nhà bởi việc lót muối dưới nền nhà nhằm mục đích vừa xua đuổi côn trùng mang sự thông thoáng ngôi nhà vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.
- Chùa Phật Học: Chùa Phật Học là ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo đại thừa tại Cần Thơ. Ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đời và là nơi tu hành, chiêm bái của nhiều tín đồ Phật giáo. Chùa sở hữu kiến trúc bề thế, trang nghiêm theo phong cách Phật giáo hệ Bắc Tông với tòa tháp 5 tầng và khuôn viên xanh mát phủ nhiều cây xanh. Dù tọa lạc giữa phố phường đông đúc nhưng chùa vẫn giữ được không gian thanh tịnh, yên ả. Để vào chùa, bạn phải qua cổng tam quan nhỏ phía trước với kiến trúc ấn tượng, cổ kính. Trước cổng là 2 vị Phong thần và Lôi thần bảo hộ, phía bên phải là tượng của 3 vị Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư và Phật A Di Đà, bên cạnh là tản đá đề chú Đại Bi cùng nhiều bài học về đạo làm người.
- Chùa Chén Kiểu: Nét nổi bật đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ. Các nghệ nhân Khmer đã khéo léo tận dụng số chén, đĩa này để trang trí các bức tường, cột tháp, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa, ấn tượng. Những đồ còn mới được ốp trực tiếp lên tường, hay làm thành những con tiện hàng rào bao quanh các dãy hành lang hay tay vịn cầu thang, còn những đồ đã vỡ hay sứt mẻ được sắp xếp và ghép thành các hoa văn trang trí lạ mắt.
- Hòn Đá Bạc: Bao gồm 2 cụm đảo chính: Cụm thứ nhất ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh, núi đá sừng sững xếp chồng lên nhau và bờ biển tung bọt trắng xóa, đua nhau xô bờ; Cụm thứ hai lại sở hữu vẻ đẹp của chốn thần tiên với Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, bàn tay năm ngón bằng đá. Ngoài ra du khách còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của những người dân làng chài nơi đây, cùng họ ra khơi, cùng họ đánh bắt cá. Du khách có thể tự mình bắt những con cá đối, cá nâu, hay những con hàu bám chặt vào những khe đá,…để chế biến và thưởng thức.
- Sân chim Ngọc Hiển: sở hữu hệ sinh thái đa dạng, với dòng sông Bảy Háp và sông ngòi chằng chịt tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó cũng là lý do vì sao vườn chim Ngọc Hiển trở thành nơi trú ngụ được nhiều loài chim yêu thích và bay về sinh sống. Hiện tại, đây là vườn chim có số lượng loài lưỡng cư, bò sát và chim thú nhiều nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Bãi biển Khai Long: là một điểm tham quan hấp dẫn cực kỳ thu hút tại tỉnh Cà Mau. Khai Long nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Đến đây du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm sinh thái tại các khu rừng ngập mặn, tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn, chiêm ngưỡng nhiều công trình nổi tiếng và thưởng thức các món ăn đặc sản nức tiếng Cà Mau.
- Hồ Tà Pạ: được ví như “Tuyệt tình cốc” của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây đặc biệt thu hút giới phượt vì sự yên ả, nên thơ của nó với cảnh núi hùng vĩ cùng hồ nước màu xanh ngọc bích đẹp nao lòng. Hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững. Từ trên nhìn xuống, bạn sẽ nhìn thấy một dải nước trong vắt, tự như có thể nhìn thấy đến tận đáy. Ở những chỗ có độ sâu lớn, mặt hồ sẽ có màu xanh thẫm, ở những chỗ cạn hơn sẽ có màu xanh nhạt và thậm chí, có nơi nước màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt. Những màu xanh này đều do đá từ bên dưới tạo nên. Chính vì thế mà nhiều người đã không khỏi xuýt xoa khi chứng kiến cảnh hồ đẹp tựa như bức tranh thủy mặc ở mọi thời điểm như hồ Tà Pạ An Giang.
- Hồ Ô Thum: Hồ Ô Thum nằm về hướng tây của núi Cô Tô và hướng đông của đồi Tức Dụp. Theo người dân trong vùng, hồ Ô Thum đẹp nhất khi vào mùa mưa, nước mênh mông tràn lên cả bờ kè đá, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn làm say lòng người. Ngoài tham quan, chụp ảnh, du khách còn có thể chèo thuyền quanh hồ Ô Thum. Tận hưởng không khí trong lành, những làn gió mát khiến tâm hồn trở nên thư thái, bình yên. Sau khi thỏa sức ngắm cảnh, chụp hình, dạo mát dọc theo bờ hồ, du khách đừng quên thưởng thức món gà đốt lá chúc Ô Thum trứ danh.Điều tạo nên vị ngon của món gà đốt không chỉ nằm ở nguyên liệu mà nằm ở bí quyết chế biến riêng của mỗi quán, ngoài các loại gia vị thường thấy như muối, sả, ớt, tỏi thì lá chúc như một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được của món ăn.
- Chùa Vạn Linh – Núi Cấm: Chùa Vạn Linh Núi Cấm là một ngôi chùa theo Hệ phái Phật Giáo Bắc Tông. Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng nằm trong quần thể các điểm đến thuộc khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm.Ban đầu, nơi này còn có tên gọi là Chùa Lá bởi không gian đơn sơ với mái tranh lợp lá cùng những vách đất vốn được dựng lên vào năm 1927. Nhờ người dân thập phương đến đây chiêm bái, tham quan, chùa ngày càng được dựng xây khang trang hơn và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng như ngày nay. Điểm nổi bật của Chùa Vạn Linh níu chân người lữ khách chính là kiến trúc. Sân trước của chùa được xây khá nhiều bảo tháp. Một số bảo tháp có quy mô khá rộng lớn. Trong đó có Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang với 3 tầng, hay Tháp chuông hình bát giác cao 2 tầng. Trong tháp là tượng Đức Phật A Di Đà được tôn trí ở tầng trên. Phía tầng trệt của tháp là tượng Bồ Tát Quán Thế m Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạc nên bằng đá nguyên khối. Bên trong bảo tháp còn được treo một quả đại hồng chung với khối lượng khoảng chừng 1,2 tấn.
- Chùa Lầu ( Phước Lâm Tự): Tên gọi chùa Lầu xuất phát từ kiến trúc 3 tầng lầu xếp chồng lên nhau vô cùng ấn tượng. Chùa Lầu An Giang được cho là một trong sáu ngôi chùa ở Việt Nam mang hơi hướng kiến trúc của xứ sở mặt trời mọc.Điểm gây ấn tượng đầu tiên của chùa Lầu An Giang với du khách chính là màu đỏ nổi bật hiếm có khó tìm ở An Giang.Không chỉ đặc sắc bởi kiến trúc độc đáo của Phước Lâm Tự, nơi đây còn có cả một khuôn viên ngập tràn cỏ cây, hoa lá đua nhau khoe sắc tựa như một “công viên hoa” thu nhỏ.
Chùa Kim Tiên – Tịnh Biên: chùa Kim Tiên nổi tiếng bởi chính vẻ đẹp nguy nga, dát vàng ở trên vòm mái và bức tượng Phật thể hiện sự tôn nghiêm của những người dân nơi đây. Còn một điểm vô cùng đặc biệt mà chỉ những ai thường xuyên lui tới chùa mới phát hiện ra, đó là dòng chữ chạm khảm bằng tiếng Việt được điêu khắc trên từng mái nhà vô cùng tinh xảo. Bức tượng Phật A Di Đà cao 24m được xây dựng trên nóc chùa, thể hiện sự tôn nghiêm của những người dân nơi đây. - Làng dệt thổ cẩm: Dệt Thổ Cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu ( An Giang ). Những người phụ nữ Chăm ở đây đều thành thạo, nhuần nhuyễn. Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt nơi đây.Thổ cẩm Châu Giang là thứ thổ cẩm do người Chăm ở Tân Châu (An Giang) dệt nên theo phong cách của người Malaysia, các cô gái Chăm đã làm ra các sản phẩm đẹp và sang trọng như icat (khăn làm của hồi môn khi lấy chồng), những tấm khăn, khúc vải óng ánh sắc màu. Các sản phẩm: Xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu, hộp đựng nữ trang,…vv.
- Nhà mồ Ba Chúc: đây là nơi lưu giữ hài cốt của vô số người dân đã bị sát hại man rợ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia từ ngày 18/4/1978 đến 30/4/1978. Nhà mồ nổi tiếng không chỉ được biết tới như một bản cáo trạng chân thật về tội ác Pol Pot gây rúng động cả thế giới mà còn là bằng chứng đanh thép khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa cùng hành động cao đẹp đến từ đội quân tình nguyện Việt Nam.
- Khu du lịch Đồi Tức Dụp: Đến với khu du lịch Tức Dụp, ngoài thám hiểm những điều kì thú từ thiên nhiên, du khách còn được sống lại những phút giây lịch sử thông qua các hình ảnh, nhân chứng và thiết bị vũ trang được trưng bày trong căn nhà Truyền thống. Tiến vào phòng Sa bàn, du khách sẽ hiểu rõ hơn về diễn biến trận đánh 128 ngày đêm lừng lẫy trong lịch sử. Sau đó, dừng chân tại Đền tưởng niệm để thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến dành độc lập dân tộc. Ngoài những giá trị lịch sử quý báu, đồi Tức Dụp là sự kết hợp hoàn hảo các yếu tố “Sơn Thủy”, được tô màu bằng các công viên hoa kiểng với những hàng điệp, hàng dương tươi tốt và hàng trăm loài hoa đủ sắc màu. Xa xa là một bờ hồ rộng lớn hòa cùng dòng nước trong xanh.
- Khu du lịch Núi Sập: Núi Sập hay còn được biết đến với cái tên Thoại Sơn và đây cũng là ngọn núi lớn nhất trong cụm núi bao gồm: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu. Ngày xưa, núi Sập có hình dáng giống như một con thỏ nằm bên cạnh những đồng lúa bạt ngàn. Theo thời gian cùng với quá trình khai khách đá quá mức ở dưới chân núi khiến cho nhiều người nghĩ nó sẽ đổ giống như các tên vậy. Nổi bật nhất vẫn là khu du lịch hồ Ông Thoại và đền thờ Thoại Ngọc Hầu.Chính những điều này mà hiện nay, khu du lịch Núi Sập đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan và chiêm ngưỡng.
Các Tour Du Lịch Phổ Biến Khởi Hành Từ Hồ Chí Minh và Các Tỉnh Lân Cận
- Nếu du khách có nhiều thời gian lẫn kinh phí chúng ta có thể tham khảo các tour xuất phát từ Sài Gòn trải dài xuống các tỉnh Miền Tây như: Tour Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ 2N1Đ, Tour Sài Gòn – Càn Thơ – Cà Mau 3N2Đ, Tour Sài Gòn – Cần Thơ – Châu Đốc 3N2Đ
- Nếu du khách chỉ có thể ít thời gian hơn có thể tham khảo các tour ngắn ngày như Tour Cano Cần Thơ 1 ngày, Tour Chợ nổi Cái Răng – Lò bánh tráng, hủ tiếu; Tour Cù Lao An Bình
Những Trải Nghiệm Không Thể Bỏ Qua Khi Tới Miền Tây
- Quý khách đến thăm, tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống là nghề nuôi ong lấy mật, ngoài ra còn được thưởng thức trà mật ong thơm lừng và mua về làm quà.
- Trải nghiệm ngồi xuồng ba lá tham quan cảnh đẹp miệt vườn miền Tây, đi dọc theo bờ kênh xanh, len lỏi qua những hàng dừa nước, tham quan lò kẹo dừa – một nghề truyền thống của xứ dừa Bến Tre. Tới đây du khách sẽ biết được quy trình làm nên những viên kẹo dừa thơm ngon, hấp dẫn và mua về làm quà.
- Thưởng thức trái cây miền Tây (theo mùa) và nghe nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Len lỏi giữa hàng trăm chiếc ghe bán hàng nông sản, quý khách có thể thưởng thức những đặc sản địa phương tại ghe. Đoàn hòa mình vào khung cảnh sông nước Miền Tây với những chiếc ghe bẹo buôn bán độc đáo trên sông nhưng cũng rất đời thường.
Món Ăn Ngon Miền Tây
- Lẩu mắm Miền Tây: Vào mùa nước nổi, khi cá tôm theo dòng lũ ùa về, người miền Tây lại thi nhau đi kéo lưới, đẩy ghe đi gom cá về làm mắm, để dành ăn cho mùa khô. Cũng chính vì thế, muốn thưởng thức lẩu mắm ngon đúng điệu, nhất định phải đến đây vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, cũng chính là thời điểm mực nước sông dâng cao nhất.Lẩu mắm được nấu từ mắm cá linh, cá hoặc cá,… Ngoài ra, không thể thiếu tôm, mực, vài khúc basa và nghêu, sò, hến tùy vào khẩu vị người ăn.Đặc biệt, ăn lẩu mắm nhất định phải có bông điên điển. Loại bông này có màu vàng ươm, khi ăn chỉ cần nhúng sơ qua nước sôi để không bị mất vị. Bông có mùi thơm thơm, giòn giòn, ăn với lẩu mắm thì ngon số dzách luôn!
- Cá lóc nướng trui: cá lóc để chế biến phải là con còn sống, sau khi đánh vảy, làm sạch thì đem thui ngay mới giữ được vị ngọt của thịt cá. Người ta thường ăn kèm cùng với rau thơm, xoài xanh hoặc cuộn với bánh tráng để thưởng thức. Chấm miến cá lóc nóng hổi còn bốc khói được cuộn tròn với tía tô, xoài sống vào bát nước mắm chua ngọt, cảm giác mới tuyệt vời làm sao.
- Bún Cá Châu Đốc: Cá được chọn để chế biến là cá lóc. Bát bún không có nhiều nước màu như ở miền Nam, nhưng thay vào đó là vị ngọt thơm rất hấp dẫn.Thưởng thức bún cá, không thể nào thiếu được dĩa rau thơm, bắp chuối và nhúm bông điên điển vàng tươi. Đặc biệt, khi ăn phải tưới thêm một chút mắm ớt thì hương vị lại tăng lên gấp bội.
- Chuột đồng: Chuột đồng ở các ruộng lúa cũng được người dân tận dụng, chế biến thành món đặc sản. Khác với các loài chuột khác sống ở nơi kém vệ sinh, đa phần chuột đồng đều ăn lúa, sống ở trên các đồng ruộng nên khá sạch sẽ.Chuột đồng được chế biến thành nhiều món khác nhau như kho xả ớt, nướng sa tế hoặc xào với măng chua…. Thịt chuột trắng, dai hơn cả thịt gà ta.
- Đuông Dừa: Thường sống trên ngọn cây dừa, có thân màu trắng như tằm, thân béo tròn trùng trục. Khi ăn, người ta pha một bát nước mắm bỏ thật nhiều ớt, sau đó thả đuông dừa còn sống vào đó và thưởng thức khi chúng còn sống.Vì bị thả vào nước mắm cay nên đuông dừa vẫy vùng, trông khá tội nghiệp. Nếu không phải là người địa phương, chắc hiếm thực khách nào can đảm thưởng thức món này.
- Lẩu cá linh bông điên điển: Cá linh chỉ bé bằng ngon tay cái, có màu trắng bạc, sau khi được làm mắm sẽ đem đi nấu lẩu. Vào mùa nước nổi, cá linh nhiều, người ta bắt chúng vào nấu lẩu ăn cho hết mùa mưa. Đặc biệt, lẩu cá linh phải ăn cùng với bông điên điển mới ngon. Nước lẩu ngọt ngọt chua chua, vớt cá tôm ra đĩa thưởng thức rồi găp thêm chút rau nhút, bông điên điển ăn cùng, hít hà trong cái lạnh ngày mưa, cảm giác vô cùng thú vị.
- Hủ tiếu Sa Đéc: Hủ tiếu khô được ăn với nước dùng hầm từ xương heo, khi ăn sẽ bỏ thêm vài miếng bò viên, thịt heo thái mỏng, trứng cút và hành phi. Ngoài ra, chủ quán cũng không quên mang ra cho bạn một đĩa húng quế và ly trà đá để giải khát.
- Bánh xèo miền tây: bánh xèo miền Trung chỉ nhỏ bằng hai lòng bàn tay úp lại thì bánh xèo miền Tây lại to như cái thúng.Mỗi lần đổ, người ta phải chọn cái chảo thật to mới chứa hết được. Tuy nhiên, lớp bánh lại giòn và khá mỏng nên không ngán, lượng ăn cũng vừa phải so với một người. Nhân bánh xèo miền Tây được làm từ củ sắn, cà rốt, nấm bào ngư, thịt heo và tôm. Thỉnh thoảng ở một số nơi muốn làm cách điệu có thể cho thêm một số nguyên liệu khác vào.họ tận dụng các loại rau như tía tô, lá cách, đọt chùm ruột non, lá cóc, lá xoài, lá lốt, cải xanh, rau xà lách,… để cuốn bánh. Thế nên, đặc trưng để phân biệt bánh xèo miền Tây với bánh xèo ở những nơi khác chính là ở dĩa rau ăn kèm.Đối với người miền Tây, điều làm nên vị ngon cho món ăn chính là sự kết hợp hài hòa hương vị giữa các loại rau thơm khi chấm mắm, ăn kèm với bánh xèo.
- Bò 7 núi: Nhắc đến Bò Bảy Núi không ai lại không biết. Bò ở đây đa phần được nuôi thả nên thịt rất ngon, sau khi làm thịt, người ta sạch ruột, bỏ vào đó các loại rau và gia vị rồi đem quay trên thanh sắt lớn. Khi ăn, chỉ việc lấy dao cắt phần thịt muốn thưởng thức. Với cách ăn này, có nơi còn gọi vui là bò tùng xẻo.Bò Bảy Núi xuất hiện khá nhiều ở các con đường đi Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên. Khi ăn, nhâm nhi thêm chút bia hoạc rượu trắng rồi cùng nhau trò chuyện khá thú vị.
- Thốt nốt: Nhiều người thường nhầm lẫn thốt nốt với dừa nước, nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác nhau. Thốt nốt là những trái hình tròn, có màu tím đen, được lấy từ ngọn cây thốt nốt. Khi thưởng thức, người ta sẽ bổ ra, lọc lấy phần cơm trắng đục, đem pha làm nước thốt nốt uống cực mát.Đặc biệt, để pha loại nước này, người ta phải sử dụng tinh chất nước thốt nốt, được lấy từ ngọn cây để đảm bảo hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, loại cây này còn dùng để làm đường hoặc nước màu khi nấu ăn.
- Thanh trà: Thanh trà có dạng hình tròn, nhỏ, khi chín có màu vàng ươm. Mới nhìn, người ta nhầm tưởng nó là quả xoài rừng, thế nhưng khi thưởng thức hương vị lại khác hẳn. Điểm đặc trưng của quả thanh trà là hương thơm cực kì đặc trưng. Khi chín, quả có vị ngọt, lớp vỏ giòn, chỉ cần cắn một miếng đã cảm nhận được lớp cơm mọng nước tan chảy trong miệng.
- Bánh Pía: Ở vùng Sóc Trăng, bánh Pía với lớp nhân đậu xanh, trứng muối cùng sầu riêng ngọt lịm đã trở thành món ăn vặt khiến nhiều người mê mẩn. Được biết, trước đây loại bánh này vốn được người Hoa mang theo trong cuộc di dân đến miền Nam. Để tạo nên một chiếc bánh pía thơm ngon, người ta phải thật khéo léo trong việc chia tỷ lệ bột, làm nhân bánh từ sầu riêng và trứng muối. Nếu là một tín đồ hảo ngọt thì chắc chắn đây sẽ là món ăn yêu thích của bạn. Thêm vào đó, vị thơm của sầu riêng hòa quyện cùng vị béo béo, mặn mặn của trứng muối càng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng.
- Bánh bò Thốt Nốt: Thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang, vì thế không quá ngạc nhiên khi trong hầu hết các món ăn, loại đường này đều được đem tận dụng chế biến. Trong đó, bánh bò thốt nốt là một trong những món ẩm thực miền Tây được rất nhiều người yêu thích. Chiếc bánh bò được làm từ bột dẻo thơm, kích thước không to lắm, khi ăn chỉ cắn vài miếng là hết. Tuy nhiên, hương vị dẻo ngọt, thơm thơm của chiếc bánh bò lại là món đồ ăn sáng khá phổ biến của những đứa trẻ miền Tây.
- Kẹo dừa Bến Tre: nguyên liệu chủ yếu là dừa, đường cát trắng và mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm. Quan trọng ở chỗ tất cả các nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguyên liệu tại chỗ rất phong phú. Nhờ đó mà giá thành kẹo ở Bến Tre không cao, được khách hàng chấp nhận.Ngày nay thì cách làm kẹo dừa cũng không có quá nhiều thay đổi, chủ yếu là mẫu mã và mùi vị đòi hỏi phải phong phú hơn trước kia. Thóc nếp được dùng để nấu mạch nha thì phải là nếp tốt, dừa khô rám vàng mới có được hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Đường nấu kẹo cũng phải chọn loại đường tốt, có màu vàng tươi như nghệ. Các loại kẹo dừa như: kẹo dẻo dừa đậu phộng, kẹo dừa đậu phộng và sầu riêng, kẹo dừa cacao và cacao sầu riêng, kẹo dừa lá dứa, kẹo dừa khoai môn.
« Ẩn bớt
Tham Khảo Thêm: Các Tour Côn Đảo Hấp Dẫn Nhất hiện nay